Giỏ hàng

Nước dừa bao nhiêu calo, lợi ích cho sức khỏe từ nước dừa?

Nước dừa bao nhiêu calo, lợi ích cho sức khỏe từ nước dừa?

Trái dừa là loài đồ uống quen thuộc ở Việt Nam (Nguồn: Internet)

Nước dừa là loại đồ uống tự nhiên, phổ biến ở các vùng nhiệt đới và được ưa chuộng không chỉ vì hương vị tươi mát mà còn vì những lợi ích sức khỏe vượt trội. Nước dừa có vị ngọt nhẹ, thanh mát, và thường không cần thêm gia vị. Hương vị tự nhiên của nó rất dễ chịu, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Hãy cùng YourFit tìm hiểu chi tiết các thông tin dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khoẻ từ nước dừa nhé!

1. Nước dừa chứa bao nhiêu calo?

Trong nước dừa có bao nhiêu calo? (Nguồn: Internet)

Dừa là một loại cây trồng phổ biến ở nhiều quốc gia nhiệt đới, với hàng chục giống khác nhau được phát triển như dừa dứa, dừa xiêm, dừa dâu, dừa sáp,...

Calo trong nước dừa sẽ tùy thuộc vào cân nặng của quả dừa, kể cả các giống dừa khác nhau cũng có độ nặng nhẹ khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến calo trong nước dừa.

Lấy tiêu chuẩn cho lượng nước dừa là 240ml, calo cho lượng nước dừa này dao động trong khoảng 45-60 calo. Nước dừa còn là một loại nước trái cây tự nhiên bổ dưỡng và tốt cho sức khoẻ, dưới đây YourFit sẽ liệt kê thành phần dinh dưỡng trong nước dừa:

1.1 Năng lượng và macronutrients

• Carbohydrate: 9–11g, trong đó đường tự nhiên chiếm khoảng 6–8g

• Protein: 1–2g

• Chất béo: 0g

1.2. Khoáng chất

• Kali: 400–600mg.

• Magie: 15–24mg

• Canxi: 20–25mg

• Natri: 25–30mg

• Phốt pho: 20–25mg

1.3. Vitamin

• Vitamin C: 2–4mg

• Vitamin B-complex: Như Riboflavin, Niacin, và Folate ở mức độ thấp.

1.4. Chất điện giải

Nước dừa giàu các chất điện giải tự nhiên, giúp duy trì cân bằng nước và chức năng cơ bắp:

• Kali: Giúp duy trì huyết áp và hỗ trợ cơ bắp.

• Natri: Cân bằng nước trong cơ thể.

1.5. Chất chống oxy hóa

Nước dừa chứa các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên như cytokinins, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, ngăn chặn lão hóa sớm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Hỗ trợ phục hồi tế bào tổn thương, giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, khả năng kháng viêm của nước dừa có thể giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể, từ đó cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

2. Lợi ích đối với sức khỏe của nước dừa

2.1. Cung cấp nước và điện giải tự nhiên

Nước dừa chứa các chất điện giải quan trọng như kali, magiê, natri, và canxi, giúp bù nước hiệu quả, đặc biệt sau khi tập luyện, vận động mạnh, hoặc khi cơ thể mất nước do sốt hoặc tiêu chảy.

2.2. Hỗ trợ tiêu hóa

Nhờ chứa các enzym tự nhiên, nước dừa có thể cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi và hỗ trợ chức năng ruột hoạt động hiệu quả hơn.

2.3. Tốt cho sức khỏe tim mạch,  tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng kali cao trong nước dừa giúp duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp hoặc đột quỵ.

Nước dừa còn chứa các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên và axit lauric, giúp kháng khuẩn, kháng virus, và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

2.4. Hỗ trợ giảm cân, cải thiện tình trạng da

Nước dừa ít calo và chất béo nhưng giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn và kiểm soát cảm giác thèm ăn.

Nhờ chứa cytokinin và các chất chống oxy hóa, nước dừa giúp làm chậm quá trình lão hóa da, giảm mụn và giúp làn da sáng khỏe tự nhiên.

2.5. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Nước dừa có chỉ số đường huyết thấp, giúp duy trì mức đường huyết ổn định, phù hợp cho người bị tiểu đường khi uống với liều lượng hợp lý.

2.6. Giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ

Magiê trong nước dừa có tác dụng làm dịu thần kinh, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2.7. Thanh lọc cơ thể

Nước dừa có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và duy trì chức năng thận khỏe mạnh.

Các lợi ích dinh dưỡng tốt cho sức khỏe có trong nước dừa (Nguồn: Internet)

3. Uống nước dừa nhiều có gây tăng cân không?

Uống nước dừa không gây mập nếu được tiêu thụ với liều lượng hợp lý, vì nước dừa chứa ít calo và chất béo. Trung bình, một cốc nước dừa (khoảng 240ml) chỉ chứa khoảng 45–60 calo, thấp hơn nhiều so với các loại nước ngọt hoặc đồ uống có đường, rất phù hợp cho chế độ ăn kiêng hoặc kiểm soát cân nặng.

Nước dừa không chứa chất béo xấu hay đường tinh luyện. Đường tự nhiên trong nước dừa được cơ thể hấp thụ chậm, không gây tăng cân nhanh. 

Uống nước dừa nhiều có gây tăng cân không (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu bạn uống nước dừa với số lượng lớn (hơn 500ml mỗi ngày), lượng calo cộng dồn sẽ tăng, đặc biệt nếu không kết hợp với chế độ ăn uống cân đối thì đó lại là câu chuyện khác. Không kiểm soát lượng nước dừa nạp vào hoàn toàn có thể tác động một phần vào cân nặng của bạn.

Một số loại nước dừa đóng chai có thể chứa đường và phụ gia, làm tăng lượng calo tiêu thụ và nguy cơ tăng cân. Bên cạnh đó, nếu ăn cả cơm dừa sẽ tác động phần nào đến cân nặng của bạn. Cơm dừa chứa nhiều chất béo, nên nếu ăn thường xuyên cùng nước dừa, bạn có thể nạp thêm nhiều calo hơn mong muốn.

4. Những lưu ý khi uống nước dừa

Những lưu ý quan trọng khi uống nước dừa (Nguồn: Internet)

4.1. Không uống quá nhiều

Chỉ nên uống 1–2 cốc nước dừa (240–500ml) mỗi ngày. Uống quá nhiều có thể gây dư thừa kali, dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải.

4.2. Tránh uống khi bụng đói, tránh uống vào buổi tối muộn

Uống nước dừa khi bụng đói có thể gây lạnh bụng, đầy hơi, hoặc khó chịu ở một số người, đặc biệt là những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Uống nước dừa vào buổi tối có thể khiến cơ thể khó tiêu hóa và gây lạnh bụng, đặc biệt trong thời tiết lạnh.

4.3. Thận trọng với người có cơ địa nhạy cảm

Những người bị huyết áp thấp nên hạn chế uống nhiều nước dừa, vì nó có thể làm giảm huyết áp hơn nữa. Hoặc người bị dị ứng với dừa cần tránh sử dụng nước dừa hoặc các sản phẩm từ dừa.

4.4. Chọn nước dừa tươi, không uống nước dừa để qua đêm

Ưu tiên nước dừa tươi thay vì các loại nước dừa đóng hộp, vì chúng thường chứa đường và phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Nước dừa tươi nên được uống ngay sau khi lấy, vì để lâu sẽ mất chất dinh dưỡng và có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Tốt nhất nên uống dừa tươi ngay khi vừa chặt ra.

4.5. Không kết hợp nước dừa với đồ uống có cồn

Nước dừa kết hợp với rượu hoặc bia có thể gây hại cho gan và hệ tiêu hóa.

4.6. Phụ nữ mang thai cần lưu ý

Phụ nữ mang thai có thể uống nước dừa để bổ sung dưỡng chất, nhưng không nên uống quá nhiều, đặc biệt trong ba tháng đầu để tránh gây lạnh bụng hoặc khó chịu.

4.7. Không ăn quá nhiều cơm dừa

Cơm dừa chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng lượng calo tiêu thụ nếu ăn nhiều. Tốt nhất bạn nên bỏ qua phần này để tráng gây tăng cân hoặc nạp quá nhiều lượng calo không cần thiết

4.8. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần

Người mắc các bệnh mãn tính (như bệnh thận, tiểu đường, hoặc bệnh tim) nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa thường xuyên.

5. Kết luận

Nước dừa rất tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Hy vọng với những chia sẻ trên của YourFit sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về lượng calo trong nước dừa và lợi ích đối với sức khoẻ mà nước dừa có thể mang lại như uống nước dừa mỗi ngày còn giúp cho ngăn ngừa sự mất nước, còn bảo vệ được sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp. Từ đó, giúp bạn cân bằng được trong thực đơn ăn uống của bạn một cách khoa học và hợp lý đem đến một cơ thể khỏe mạnh. 



Danh mục tin tức